Vinh danh Lê_Quýnh

Mùa hè năm Tự Đức thứ 14 (1860), các quan ở Bộ Hộ theo lời bàn kê rõ lý lịch các vị cựu thần nhà Hậu Lê, vâng chỉ dụ của nhà vua cho lập đền thờ ở phía Tây thành Đông Kinh, tại phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận (nay là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội[6]). Thứ tự các bài vị đều sắp đặt theo như lời bàn của Bộ. Chính giữa là linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh, đặt thụy Trung Nghị. Bên tả bày linh vị của 11 người, gồm có Đề lĩnh Nguyễn Viết Triệu, Thượng thư Bút phong Đình Giản, Đinh Võ hầu Trần Quang Châu, Trần Danh Kệ, Hữu thị lang Nguyễn Huy Diệu, trấn thủ Lê Hân, chỉ huy Lê Doãn Trị, chưởng tứ bảo Lê Quý Thích, Nguyễn Hùng Trung, Lê Tùng, tả tham chính Kinh Bắc, Bình vọng Lê Trọng Trường. Bên hữu bày linh vị của mười một người, gồm có tĩnh nạn công thần Trần Danh Án, thanh hình hiến phó sứ Tuyên Quang Nguyễn Đình Viện, nội thị Nguyễn Quyên, Trần Đĩnh, đốc đồng Nguyễn Quốc Đống, Địch quận công Hoàng ích Hiểu; Nguyễn Đình Miên, Đoàn Thận Xưởng võ uý Nguyễn Trọng Du, Lê Thức, Cận quang hầu Phạm Như Tùng. Tất cả 22 người ấy đều được đặt thuỵ hiệu là "Trung Mẫn"[7]. Ngoài ra, ở phía Đông thờ 5 người là Nguyễn Ngọc Liễn, Vương Triệu, Vương Chấn Thiều, Tôn Hạp, Lê Diên Định. Ở nhà phía Tây thờ 5 người là Trần Lương, Trần Đăng, Vũ Trọng Dật, Trần Dần, Trần Hạc. Từ Lê Quýnh trở xuống cộng 33 người, trên đầu đều đề là Cố Lê tiết nghĩa thần và ngôi đền cũng đề là Cố Lê tiết nghĩa từ[7].

Từ năm 1954, tại Hải Phòng có một con đường mang tên Lê Quýnh để tôn vinh ông.

Đọc xong "Hoàng Lê nhất thống chí" (皇黎一統誌), duy có câu còn văng vẳng bên tai: "Bọn ta đầu có thể chặt, tóc không thể cắt. Da có thể mòn, áo không thể thay !" (我輩頭可斷,髮不可雉;皮可削,服不可易也). Tiền nhân khảng khái tráng liệt bao nhiêu, con cháu ươn hèn dật dờ bấy nhiêu.
— Trách Am Nguyễn Thụy Đan
Triều thần Lê Quýnh sau khi bị Phúc Khang An dụ cạo tóc, đã tức giận trả lời: "Bọn ta đầu có thể chặt, chứ tóc không thể cạo; da có thể lột, chứ y phục không thể thay !". Đến năm Gia Long thứ 3 [1804], Quýnh được thả về nước, sau đó thường xõa tóc, mặc áo cừu, du ngoạn ở chùa Đại Đồng (Hải Dương). Tác giả "Vân nang tiểu sử" ca ngợi, mười mấy năm trời ở Trung Quốc mênh mông, xõa tóc rủ áo dài duy có mình ông mà thôi.
嘉隆三年,清皇許公奉出帝襯回國,公全髮以歸寧。後公常於本縣大同寺遊玩,披裘散髮[…]雲史氏曰:遂使十數年間,茫茫中朝而散髮垂衣,惟公一人而已).
— Vân Trai Trần Quang Đức, Ngàn năm áo mũ, Nhã Nam thư quán và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành, 2013